Hotline: 0932 38 38 29

thông tắc cống, thông tắc bể phốt

Hỗ trợ trực tuyến

Xử lý nghiêm hành vi vứt rác bừa bãi

Nguồn nước bị ô nhiễm, kênh mương tắc nghẽn, môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng…
Nguồn nước bị ô nhiễm do không thong tac ve sinh thường xuyên, kênh mương tắc nghẽn, môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng… Đó là những hệ quả dễ thấy của tình trạng vứt rác thải bừa bãi đang xảy ra hiện nay.

Hồ Cô Tiên nằm tại trung tâm TP Hạ Long là nơi điều hoà không khí, tạo cảnh quan môi trường. Thế nhưng từ nhiều năm nay, hồ nước này đã trở thành nơi xả rác của một bộ phận người dân thiếu ý thức không hút bể phốt, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chị Đỗ Thị Nhung, trú tại khu 5, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long) nhận xét: Hiện nay tôi thấy hồ Cô Tiên đang trở thành nơi chứa rác. Mỗi lần đi qua khu vực này, nhất là vào các ngày nắng nóng hay nước cạn, mùi xú uế bốc lên nồng nặc rất khó chịu, rác rưởi thì trôi nổi trên mặt nước trông rất mất mỹ quan. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần có các biện pháp thiết thực để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người trong việc chấp hành quy định chung, không vứt rác bừa bãi xuống hồ.

Quản lý nghiêm vấn đề xả rác bừa bãi
Quản lý nghiêm vấn đề xả rác bừa bãi
 
Cùng chung số phận với hồ Cô Tiên, tuyến mương thoát nước Hà Trung - Hà Lầm - Hà Khánh, đoạn qua khu 1, 2 và 4 phường Hà Lầm (TP Hạ Long) đang bị “bức tử” với tạp phế lù các loại rác thải sinh hoạt. Các loại rác thải tích tụ lại theo thời gian, phân huỷ tạo thành những lớp bùn đen đặc quánh, bốc mùi hôi thối. Trong khi đó, con kênh ngập ngụa trong rác thải này cũng trở thành điều kiện lý tưởng cho các loại côn trùng, mầm bệnh phát triển, đe doạ chính cuộc sống của những người dân quanh khu vực.

Có thể thấy, một thực tế hiện nay là tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, tại các khu đô thị, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng, đặc biệt là trên đường phố, hệ thống thoát nước đô thị… Tuy nhiên, để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, các biện pháp của chính quyền cơ sở cũng chỉ mới dừng lại ở việc tuyên truyền, ký cam kết, nhắc nhở nên tính răn đe còn thấp. Theo ông Nguyễn Văn Sông, khu trưởng khu 2, phường Hà Lầm: Địa phương cũng thường xuyên tổ chức lực lượng nạo vét tuyến kênh mương nhưng nếu ý thức người dân không nâng cao thì tình trạng ô nhiễm môi trường cũng khó mà cải thiện được.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND phường Hà Lầm (TP Hạ Long) cho biết: Để vận động người dân giữ gìn vệ sinh chung, ngoài công tác tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của phường, tổ dân, khu phố cũng đã tổ chức cho các hộ dân sống hai bên tuyến kênh và các hộ chăn nuôi, sản xuất trên địa bàn có nguy cơ gây ô nhiễm ký cam kết giữ môi trường trong sạch, không vứt rác thải bừa bãi. Qua cuộc kiểm tra đột xuất vào tháng 6 vừa qua, phường đã phát hiện và lập biên bản xử lý 13 trường hợp có hành vi xả rác xuống tuyến mương trên. Ngoài việc thường xuyên nhắc nhở những trường hợp vi phạm thời gian tới chúng tôi sẽ kiên quyết xử phạt nếu tiếp tục tái phạm.

Được biết, một trong những điểm mới của dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường là quy định xử lý đối với hành vi vứt rác thải bừa bãi. Theo đó, đề xuất mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-500.000 đồng đối với hành vi đổ rác không đúng nơi quy định ở khu đô thị, chung cư. Đối với hành vi đổ rác thải sinh hoạt trên đường phố, hệ thống thoát nước sẽ bị phạt nặng từ 500.000-1.000.000 đồng. Cùng với đó là phạt tiền từ 1.000.000-5.000.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định về bảo vệ môi trường.

Việc có một chế tài đủ tính răn đe nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để cải thiện môi trường sống, ngoài công tác tuyên truyền, quản lý của chính quyền địa phương, điều quan trọng nhất là người dân phải tự nâng cao ý thức, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ chính mình và cộng đồng trước các nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra.