Hotline: 0932 38 38 29

thông tắc cống, thông tắc bể phốt

Hỗ trợ trực tuyến

Xử lý mùi hôi

Trong các loại ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi là vấn đề phức tạp nhất vì mùi là hiện tượng mang bản chất vừa vật lý, vừa hóa học và cả sinh học.

Chất có mùi khuếch tán rất mạnh các phân tử của nó vào trong không khí, con người hít thở các phân tử nói trên vào khoang mũi và xảy ra sự thẩm thấu của các phân tử gây mùi vào lớp màng tế bào của biểu mô tiếp nhận mùi của khứu giác kèm theo các phản ứng hóa học khác nhau, tạo thành xung điện sinh học. Các xung điện được thần kinh khứu giác khuếch đại và chuyển lên não.

Các chất có mùi có những đặc điểm sau:

Dể bay hơi.

Dể bị hấp thụ trên bề mặt rất nhạy cảm của biểu mô khứu giác.

Thông thường không có mặt trong vùng biểu mô khứu giác.

2. MỘT SỐ NGUỒN THẢI MÙI CHỦ YẾU SAU

Quá trình đốt nhiên liệu: khí thải đầu máy diezel và máy nổ chạy xăng, mùi từ các lò luyện cốc và lò sản xuất than.

Nguồn gốc động vật: nhà máy thịt hộp và thắng mỡ, nhà máy chế biến cá, dầu cá, trại nuôi và giết mổ gia cầm, gia súc.

Quá trình chế biến thực phẩm.

Công nghệ đúc.

Công nghệ lọc dầu…

Nồng độ thấp nhất của một số chất có mùi cho cảm giác nhận biết 

“Ngưỡng nhận biết

Stt

 

Tên chất

Công thức hóa học

Ngưỡng nhận biết

Tính chất của mùi

ppm

mg/m3

1

Đihydro Sufua

H2S

0,13

0,18

Mùi trứng thối gây nôn

2

Hydro Xianua

HCN

0,905

1

Mùi hạnh đào gắt

3

Metanol

CH3OH

100

131 +

Mùi ngọt

4

Metylamin

­­CH3NH2

0,021

0,027 +

Mùi tanh cá

5

Nitro benzen

C6N5NO2

1,9

9,6

Hạnh đào, dể chịu

6

Trimetylamin

(CH3)3N

4

9,6 ++

Mùi cá thối gây nôn

7

Sunfua dioxit

SO2

3,43

9,0

Hăng nồng cay mắt

2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÙI HÔI

Khí thải chứa mùi từ nơi phát sinh được thu gom thông qua các chụp hút. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm khí thải chứa mùi theo hệ thống đường ống dẫn vào tháp hấp phụ. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hòa tan pha rắn với pha khí. Chất hấp phụ sẽ đi từ pha khí đến pha rắn cho đến khi nồng độ giữa hai pha đạt đến trạng thái cân bằng. Hiệu quả của phương pháp hấp phụ phụ thuộc vào diện tích bề mặt của pha rắn và khả năng hấp phụ của vật liệu được chọn. Than hoạt tính là một trong những vật liệu thường được chọn làm chất hấp phụ. Khí sau khi qua tháp hấp phụ được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.

3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÙI HÔI TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI

4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÙI HÔI

a. Ưu điểm:

Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải;

Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.

Cấu tạo đơn giản.

Không gian lắp đặt nhỏ.

b. Nhược điểm:

Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.