Hotline: 0932 38 38 29

thông tắc cống, thông tắc bể phốt

Hỗ trợ trực tuyến

Nâng cao hiệu quả thu gom rác thải sinh hoạt

Cty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định đảm nhận thu gom khoảng 250 đến 300 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.
Hiện nay, tại 17 phường, xã (trong tổng số 25 phường, xã) của Thành phố Nam Định, Cty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định đảm nhận thu gom khoảng 250 đến 300 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Để hoàn thành việc thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố, Cty đã tăng số lượt quét đường hằng ngày từ 2 lên 3 lượt, kéo dài thời gian thu gom rác hộ dân từ 16 giờ đến 21 giờ. Trong tổng số 396 cán bộ, công nhân, Cty bố trí 236 lao động (gần 60%) trực tiếp làm nhiệm vụ quét dọn, thu gom và giám sát chất lượng vệ sinh đường phố. Hằng năm, Cty tranh thủ các nguồn tài chính đầu tư kinh phí cải tạo, đổi mới thiết bị, phương tiện dụng cụ thu gom rác định kỳ theo hướng bảo đảm chất lượng và hiệu quả cho hoạt động thu gom, quét dọn rác. Cty tăng cường huy động sự giám sát của các phường đối với hoạt động thu gom rác thải khu dân cư của công nhân Cty; hằng tháng xác nhận đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động để Cty xét thi đua, từ đó Cty tiếp nhận kịp thời mọi phản ánh của nhân dân để chỉ đạo khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng quét dọn, thu gom rác và xử lý mùi hôi. Nhiều điểm tập kết rác tự phát gây mất VSMT tại các khu dân cư như các khu vực: ngã ba đường Mạc Thị Bưởi và đường Hưng Yên, trước cổng Trường Tiểu học Kim Đồng, dốc Lò Trâu (phường Bà Triệu), cổng chợ Mỹ Tho, phường Trần Đăng Ninh, Trần Tế Xương đã được xoá bỏ...


Xử lý rác thải


Không chỉ ở Thành phố Nam Định mà ở hầu hết các huyện, các đơn vị làm dịch vụ thu gom rác đều bố trí đầu tư phương tiện, dụng cụ thong tac ve sinh và sắp xếp nhân lực, thời gian phù hợp để thu gom rác thải. Tại huyện Vụ Bản, tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong sinh hoạt trên địa bàn huyện đạt trên 80%. Ở cả 35 xã, thị trấn của huyện Hải Hậu đều đã thực hiện thu gom, xử lý rác thải theo phương pháp chôn lấp… Tuy nhiên, tình trạng ứ đọng rác thải sinh hoạt ở một số địa phương trong một số thời điểm vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cụ thể ở phường Năng Tĩnh (TP Nam Định), từ nhiều năm nay tại vị trí cầu khỉ trên đường Hoàng Diệu, hằng ngày người dân phải “sống chung” với rác ứ đọng, tồn lưu từ 10 giờ đến 16 giờ. Tại một số tuyến phố "văn minh đô thị" vẫn tồn tại các điểm tập kết rác tự phát ngay trên lòng đường, vỉa hè như: trên các tuyến đường Quang Trung, gầm cầu Đò Quan… Đặc biệt, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố mới phát sinh một số điểm tồn đọng rác thải như: Tại khu vực “chợ” bán vật liệu xây dựng trên vỉa hè phố Bến Thóc, gầm cầu Đò Quan (đường Trần Nhân Tông) có một điểm tập kết phế thải từ 11 giờ đến 14 giờ; tại đường Đinh Bộ Lĩnh thường xuyên có phế thải xây dựng, vải vụn; tại ngã ba đường Phạm Ngũ Lão và đường Giải Phóng thuộc khu vực quản lý của xã Mỹ Xá, từ 16 giờ đến 19 giờ hằng ngày thường xuyên có người mang vải vụn phế thải ra đường đổ… Tình trạng đổ rác thải bừa bãi, nhất là ven các tuyến giao thông lớn trên địa bàn nông thôn cũng chưa được khắc phục gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Tìm hiểu thực tế cho thấy công tác thu gom rác hầu hết được thực hiện theo hình thức ký hợp đồng giao khoán cho đơn vị thu gom, bảo đảm sạch sẽ tại các tuyến phố. Công tác thu phí sử dụng dịch vụ và tuyên truyền đến người dân thuộc về các phường, xã, thị trấn. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của nhiều phường, xã chưa cao; chưa nỗ lực trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm túc các quy định trong thu gom, xử lý rác thải. Tại nhiều phường, xã việc thu phí dịch vụ thu gom rác sinh hoạt vẫn gây khó khăn do một số hộ dân chây ỳ, không đóng góp. Tại khu vực dân cư có dịch vụ cho thuê phòng trọ, chủ nhà trọ chưa tự giác nộp đủ phí theo quy định.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác hút bể phốt, Thành phố Nam Định tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân BVMT, tăng cường tuyên truyền và nâng cao ý thức tự giác giữ gìn văn minh đô thị, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Trong quy hoạch xây dựng các cụm, điểm dân cư nông thôn, tỉnh đã chú trọng đến nội dung thu gom, xử lý rác thải; xây dựng nếp sống vệ sinh đối với các hộ dân tại các vùng nông thôn. Trên cơ sở dự báo tổng lượng chất thải rắn toàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải khả thi do Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng) lập. Theo đó, tỉnh ta sẽ đầu tư 1.905 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, quỹ môi trường, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp lệ khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn. Tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt theo 2 hình thức: vận chuyển trực tiếp và trung chuyển. Tại các xã có điều kiện giao thông thuận lợi, mỗi thôn lớn hoặc 2 đến 3 thôn nhỏ xây dựng một trạm tập kết rác để vận chuyển đến khu xử lý của huyện. Tại những xã chưa có điều kiện thu gom tập trung, xây dựng các trạm xử lý nhỏ ở quy mô xã, hạn chế tối đa lượng chất thải. Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường. Tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm thu gom, xử lý 100% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; 100% chất thải công nghiệp, chất thải rắn y tế, 90% chất thải rắn xây dựng, trong đó có 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế, 90% chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề./.